♀♂♥ღஐ:._ (Lê Tấn Bê secondary school) _.:ღஐ♥♀♂
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

♀♂♥ღஐ:._ (Lê Tấn Bê secondary school) _.:ღஐ♥♀♂

Cùng nhau tâm sự mọi ngừơi nhé , hãy trải nghiệm mình vào cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tươi đẹp đang chờ ta phía trứơc.Góc nhỏ này sẽ giúp cho ta hiểu nhau hơn cũng nhau thăt chặt tình thương giữa bạn bè thầy cô trừơng thcs Lê Tấn Bê...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Liên hệ với Admin

Admin
Similar topics
Latest topics
» Lớp Mĩ Thuật Định Mệnh
Truyện thuý kiều I_icon10Fri May 17, 2013 11:38 am by thanh_an

» ẢNH KỈ NIỆM CỦA LỚP 9/2 (NH: 2010-2011)
Truyện thuý kiều I_icon10Fri Nov 02, 2012 8:52 pm by ™£µÇk¥ßØ¥™

» Taz đã trở lại và ăn hại gấp đôi :))"
Truyện thuý kiều I_icon10Fri Nov 02, 2012 8:50 pm by ™£µÇk¥ßØ¥™

» * Làm quen - ảnh có sẵn ... chỉ vào xem rồi bình luận ==''.............
Truyện thuý kiều I_icon10Fri Nov 02, 2012 8:49 pm by ™£µÇk¥ßØ¥™

» Em là mem mới xin được làm quen với mọi người ^^!
Truyện thuý kiều I_icon10Fri Nov 02, 2012 8:48 pm by ™£µÇk¥ßØ¥™

» K còn ai ở 4um à.
Truyện thuý kiều I_icon10Thu Mar 22, 2012 9:30 pm by angel9.4

» I only luv u!!!!!!!!!!!!!!!!
Truyện thuý kiều I_icon10Wed Mar 14, 2012 9:50 pm by nhoxkhun

» chào các bạn
Truyện thuý kiều I_icon10Wed Mar 14, 2012 9:39 pm by nhoxkhun

» minh` la mem moi day xDD
Truyện thuý kiều I_icon10Wed Mar 14, 2012 9:36 pm by nhoxkhun

Top posters
•Kan <3
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
nuoc1982
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
wardoom
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
danggialong96
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
zkofd8
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
Candy
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
jekY.cold
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
nuocxanh1982
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
♥BunBun
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
Princelove
Truyện thuý kiều I_vote_lcapTruyện thuý kiều I_voting_barTruyện thuý kiều I_vote_rcap 
Chế độ điểm thưởng
Truyện thuý kiều I_icon10Mon Mar 07, 2011 9:14 pm by Admin
Từ ngày hôm nay 4rum sẽ bắt đầu có chế độ điểm thưởng Smile Smile
Đầu tiên điểm thưởng để làm gì Smile khi có điểm thưởng bạn sẽ có thể dùng nó để mua tài sản cho mình (khoảng vài ngày nữa sẽ có shop bán tài sản trong 4rum) nhớ là mua vừa phải mà đủ để người ta …

Comments: 3
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Affiliates
free forum

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

Share | 
 

 Truyện thuý kiều

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
zkofd8

zkofd8

Tổng số bài gửi : 166
Reputation : 3
Join date : 11/02/2011

Truyện thuý kiều Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện thuý kiều   Truyện thuý kiều I_icon10Tue Feb 22, 2011 12:41 pm


1.Cảm nhận chung:
_Trong thơ cổ điển, tả cảnh ngụ tình chính là miêu tả thế giới nột tâm của con người thông qua cảnh vật. Thế giới nội tâm của nàng Kiều trong đoạn trích này còn được Nguyễn Du miêu tả qua ngôn ngữ độc thoại độc đáo. Đọan trích có kết cấu, mức độ ngày càng tăng dần của tâm trạng nhân vật. Sáu dòng thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. Tám dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Và tám dòng thơ cuối là nỗi buồn đau, lo âu của Thúy Kiều nơi đất khách.
2.Phân tích:
(1).Cảnh ở lầu Ngưng Bích:
_Kiều ở lầu Ngưng Bích trong hoàn cảnh "khóa xuân". Hai chữ "khóa xuân" thật đẹp nhưng thực chất Kiều bị Tú bà giam lỏng.
_Kiều nhìn cảnh vật bằng cái nhìn tâm trạng. Nàng thấy trước mắt mình là những dãy núi và ánh trăng như ở chung trong vòm trời. Kiều trơ trọi một mình, nàng đối diện với thiên nhiên cao rộng. Cảnh thiên nhiên đẹp, nên thơ như một bức tranh nhưng có gì đó hoang vắng, xa xôi.
+Đưa mắt nhìn ra xung quanh, nàng chỉ thấy bốn bề bát ngát, một không gian bao la xa vời: không một bóng cây, không một mái nhà, không một bóng người.
+Cái mênh mông hoang vắng bốn bề rợn ngợp.
_Thiên nhiên vừa đối lập, vừa như hòa hợp với tâm trạng của Kiều. Sự hoang vắng của thiên nhiên càng làm cho Kiều cảm nhận sự cô đơn của mình.
_Trong khung cảnh ấy Kiều càng chiêm nghiệm thấm thía nỗi buồn, thấm thía hoàn cảnh của mình. Nàng thấy bẽ bàng, ngang trái, xót xa, tuổi hổ.
_Mỗi câu thơ là một cặp hình ảnh tương xứng: "Vẻ non xa - tấm trăng gần" mờ ảo, xa xôi ; "Cát vàng cồn nọ - bụi hồng dặm kia" tầng tầng, lớp lớp ; "Mây sớm - đèn khuya" vắng lặng, cô đơn, âm thầm. Tạo nên cảm giác vừa trùng lặp hình ảnh, vừa phân chia cảnh vật, qua đó thể hiện nội tâm của Kiều. Lòng nàng ngổn ngang trăm mối, nàng không biết được những gì đang chờ mình phía trước. Cảnh ấy, tình ấy như chia xé lòng Kiều.
(2).Nỗi nhớ:
a.Nỗi nhớ chàng Kim Trọng:
Với hình ảnh độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều thật sâu sắc. Trước hết là nỗi nhớ Kim Trọng.
_Nỗi nhớ chàng Kim được ghi bằng "tưởng". Tưởng là nhớ lại, là hình dung cảm thấy như cảnh ấy, người ấy đang hiện ra trước mắt. Trong tâm trí và trong trái tim nàng vẫn còn in đạm hình ảnh Kim Trọng trong đêm trăng thề hẹn. Vầng trăng trong đêm thề hẹn được ghi bằng chữ "Nguyệt" đó là vầng trăng của hoài niệm, vầng trăng của một thời còn tìm lại được bao giờ.
_Nhớ Kim Trọng, Kiều hình dung chàng đang ngày đem chờ mong tin tức của nàng một cách uổng công, vô ích. Điều đó làm cho nàng đau đớn, day dứt, thương nhớ không nguôi.
_Về mình, nàng nghĩ rằng dù bơ vơ một thân một mình, dù xa cách nơi chân trời góc bể, thì tấm lòng son sắt, thủy chung của nàng vẫn nguyên vẹn. Nghệ thuật ân dụ thật đặt sắc, gợi cảm.
b.Nhớ cha mẹ:
_Tả nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều, Nguyễn Du đã ghi bằng từ "xót" chỉ lòng thương rất thấm thía, sâu đậm. Nàng xót xa khi nghĩ đến cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, khắc khoải chờ mong nàng, được diễn tả qua thành ngữ "tựa cửa hôm mai" rất giàu sức gợi tả.
_"Biển cố quạt nồng ấp lạnh" cùng với câu nghi vấn dưới hình thức độc thoại, thể hiện sự lo lắng của Kiều. Nàng tự hỏi ai là người chăm sóc cha mẹ khi tuổi già, sức yếu.
_Trong đoạn thơ, miêu tả nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng nhiều biển cố như: "tin sương", "quạt nồng ấp lạnh", "sân lai gốc tử" nhưng vẫn tụ nhiên và dễ hiểu. Qua đó, ta thấy được dù đang rất đau buồn nhưng Kiều vẫn nghĩ về người khác, lo lắng, xót thương cho người khác trước khi nghĩ đến mình.Nàng là một người tình chung thủy, một con người hiếu thảo với tấm lòng vị tha.
_Nguyễn Du đã ra ngòi bút bậc thầy về miêu tả tâm lí khi ông để cho nàng Kiều nhó Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Trong hoàn cảnh của Kiều, nàng nhớ Kim Trọng trước là hợp lí, bởi vì đối với cha mẹ nàng đã hi sinh mối tình đầu, hi sinh sinh bản thân mình để cứu cha và em. Có thể nói rằng nàng đã đáp đền chữ hiếu.
"Bán mình đã động hiếu tâm đến trời"
<Nguyễn Du>
_Còn với Kim Trọng, Kiều bán mình và đã ra đi mà chưa nói một lời từ biệt. Nàng thấy mình như phụ bạc, như lỗi thề với Kim Trọng. Vì thế mà nàng day dứt, đau khổ. Quả thật, nhà thơ dường như đã hóa thân vào nhân vật để bày tỏ tâm trạng của nhân vật nên mới diễn tả chân thật và da diết như thế.
(3).Nỗi buồn của nàng Kiều:
_Sau nỗi nhớ là nỗi buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên. Đoạn thơ có bốn nét cảnh qua cái nhìn tâm trạng của Kiều. Mỗi nét cảnh bắt đầu bằng hai chữ "buồn trông" và gợi một nỗi buồn khác nhau.
a.Bức tranh đầu tiên:
_Trước mắt Kiều là không gian cửa bể, nhìn ra cái mênh mông của biển lớn và thời gian (chiều hôm) gợi nhớ nhà. Trên cái nền thời gian, không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền nhỏ nhoi giữa biển cả mênh mông chỉ thấy cánh buồm (thấp thoáng) lúc ẩn lúc hiện xa xôi, cách vời.
_Hình ảnh như gợi ra trong Kiều một hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Hình ảnh ấy làm dâng lên trong Kiều một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.
b.Bức tranh thứ hai:
_Nguyễn Du đã vận dụng khéo léo một hình ảnh rất gợi cảm: cánh hoa giữa dòng nước. Dòng nước kia phải chăng là cuộc đời mênh mông bất tận. Hoa là biểu tượng của cái đẹp của trời đất, nhưng rất mong manh nên cần được chăm sóc, nâng niu. Nhưng ở đây, cánh hoa đẹp kia lại bị dòng nước phũ phàng vùi dập. Phải chăng, cánh hoa kia như cuộc đời "hoa trôi bèo nổi" của Kiều, không biết dòng đời đầy sóng gió, cạm bẫy cuốn trôi về đâu. Không lo sợ cho thân phận lênh đênh vô định bị vùi dập, không biết cuộc đời mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu.
c.Bức tranh thứ ba:
_Một nội cỏ rầu rầu, buồn bã, bầm héo, ủ ê, không có sức sống trải dài từ chân mây đến mặt đất, nhuốm một màu xanh xanh nhợt nhạt, tê tái, xa xôi đến lạnh người. Đó không phải là màu xanh của sự sống, của niềm hi vọng.
_Từ láy "xanh xanh" vừa miêu tả sắc nhợt nhạt của cỏ, vừa thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều. Không gian bao la, mênh mông, xanh xanh làm cho Kiều nghĩ đến cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, không biết kéo dài đến bao giờ. Trong lòng nàng, không có một tia hi vọng mà là một nỗi chán chường, vô vọng, buồn nản.
d.Bức tranh thứ tư:
_Kiều nghe tiếng sóng ngay dưới chân mình, Kiều tưởng như mình không còn ngồi ở lầu Ngưng Bích nữa mà nàng đang ở giữa biển khơi đầy phong ba, bão tố.
_Tù láy tượng thanh "ầm ầm" được đưa ra đầu câu thơ, nhấn mạnh âm thanh dữ dội của tiếng sóng. Nó âm vang bên tai nàng, dâng lên gào thét trong lòng nàng. Âm thanh đó gây cho nàng nỗi khiếp sợ kinh hoàng. Kiều linh cảm những tai họa khủng khiếp sẽ ập đến đời nàng, khác nào cơn sóng kia chực chờ cuốn trôi nàng đi, cuốn nàng xuống bể sâu, nỗi buồn đã dâng lên tột đỉnh.

*Nghệ thuật: đoạn thơ vẽ nê bốn nét cảnh, mỗi nét cảnh gợi một nỗi buồn, vì vậy mà chúng bắt đầu từ hai chữ "buồn trông". Cách sắp xếp "buồn - trông" cho ta thấy nỗi buồn từ nội tâm, nỗi buồn từ trong đay lòng mà thấm vào cái nhìn, thấm vào cảnh vật. Lòng buồn nhìn đi đâu cũng buồn: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Điệp ngữ buồn trông đặt nhịp nhàng đều đặn ở đầu các câu thơ lục bát, như một điệp khúc trong một khúc ca sầu bi, buồn thảm. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình thật sáng tạo và độc đáo, đã khắc họa được một bức tranh tâm trạng sinh động và đầy cảm xúc, nó dấy lên trong lòng chúng ta nỗi xót xa, thương cảm đối với con người tài sắc bạc mệnh. Đúng là một đoạn thơ tả tình hay nhất truyện Kiều.
3.Kết bài:
Tóm lại, chỉ với tám câu thơ lục bát nhưng với ngòi bút tài hoa độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thiên tài văn học Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảm đầy xúc động. Có thể nói rằng, bên cạnh sự tài hoa, Nguyễn Du đã hòa vào tâm trạng nhân vật. Ông mới có thể viết lên những vần thơ tuyệt tác như thế. Đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc hàng thế kỉ về số phận của người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh, về tấm lòng thương người của Nguyễn Du.
Trong truyện Kiều:
" Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" và nhân vật Thuý Kiều trong " truyện Kiều" để làm sáng tỏ nhận định trên.
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:
" Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ.
Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.
Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương ( " Chuyện người con gái Nam Xương " ).
Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàg còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều
Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:
" Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài "
Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn . Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng " , hay các quan niệm lạc hậu như " nữ nhân ngoại tộc "… Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.
Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn ngơi ngớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.
Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói " Hồng nhan thì bạc phận " nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình dẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.
Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòg người dọc.
Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.
Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt- đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.
Đề bài:Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến,Nguyễn Du đã xót xa:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Bằng các tác phẩm đã học trong phần VHTĐ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
I-Tìm hiểu đề
Ngày nay, người phụ nữ được hưởng sự bình đẳng, chiếm một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nhưng chỉ vài trăm năm trước thôi, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu số phận vô cùng khổ đau và bất hạnh.Với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du không thể kiềm lòng mà viết:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Đây là một lời nhận xét đầy xót thương của Nguyễn Du dành cho thân phận hẩm hiu của người phụ nữ. Nhưng muốn hiểu rõ nhận định của tác giả, ta phải đi vào từng câu chữ. "Phận" là số phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người xưa quan niệm rằng: mỗi người sinh ra đều có một số mệnh. Và đối với người phụ nữ thì số mệnh đó gói gọn trong ba câu:"Tại gia tòng phụ. Xuât giá tòng phu. Phu tử tòng tử". còn bạc mệnh là ám chỉ số phận bi thảm, kết cục không có hậu của người phụ nữ. Từ cuối cùng cần tìm hiểu, nhưng mang ý nghĩa then chốt là "lời chung". Đây không chỉ là lời than của riêng Nguyễn Du mà còn là sự lên tiếng của tất cả mọi người tới số phận đầy khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là hình tượng nhân vật Vũ Nương trong"Truyện Người con gái Nam Xương".
Có thể nhận thấy, nàng rõ ràng là nạn nhân của chết độ nam quyền trong xã hội phong kiến.Nàng phải gánh chịu một cuộc hôn nhân sắp đạt, hoàn toàn không có tình yêu, phải đánh đổi cả thân người con gái bởi "trăm lạng vàng" hồi môn.Về nhà chông, nàng phải sống với một đức lang quân có tính ghen tuông cực đoan, quá sức phòng ngừa với vợ, đó là Trương Sinh. Tuy đã phải chịu một cuộc hôn nhân thiếu bình đẳng, như vậy, Vũ Nương củng chẳng được hưởng hạnh phúc bên nhà chồng lâu dài. Lầy phải một người chồng nhà giảu có nhưng dôt nát,nên khi có chiến tranh, Trương Snh bị bắt đi lính, bắt Vũ Nương lo toan mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Từ việc báo hiếu, phụng duỡng mẹ chồng già yếu, nuôi bé Đản còn thơ dại đến việc lo toan cơm nước, sinh hoạt đều một tay Vũ Nương đảm nhiệm. Có thể nói Vũ Nương đã một mình "đóng cả ba vai chèo": mẹ, vợ, con dâu. Vai nào cũng nặng ngọc, khiến nàng phải từ bỏ mọi thú vui cá nhân mà làm việc và làm việc.Tuy nàng đã cố hết sức đảm đương công việc, chung thủy chờ chông, nhưng khi chồng về, tai ương lại ập đến không ngờ với nàng. Từ một lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, nghi vợ mình thất tiết. Với sẵn bản tính ghen tuông mù quáng, y đã không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, mắng chửi nàng thậm tệ và cuối cùng đuổi nàng đi. Nàng đã phải chịu một nỗi oan khiên tày đình, sự nhục nhã nhất của người phụ nữ phong kiến với tội danh "thất tiết" này. Đây là một tội danh không hề có thât, lại gắn với một người phụ nữ đã hết mình vun đắp cho gia đình như Vũ Nương, quả thật vô cùng đáng buồn.Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự đè nén khủng khiếp của chế độ nam quyền thời phong kiến, không cho người phụ nữ có cơ may ngóc đầu dậy. Và hậu quả tất yếu của cái chế độ kinh khủng dố là cái chết bi thảm của Vũ Nương. thật xót xa cho nàng! Hạnh phúc nàng chưa nếm đủ, chuỗi ngày êm đềm chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chuỗi ngày dài chờ đợi mòn mỏi đằng đẵng đến ba năm. Để rồi kết thúc bằng "làn nước quyên sinh"?. Nàng chết một cách oan uổng, chết mà chưa rửa sạch tiếng nhơ, chết trong khổ đau dằn vặt, tuyệt vọng đến cùng cực. Dù rằng đến cuối truyện, Vũ Nương cũng được giải oan, nhưng nàgn vĩnh viễn không trở lại với gia đình được nữa. Tất cả sự hiện hữu của nàng chỉ còn là "cái bóng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Dười chế độ nam quyền, Vũ Nương đã sống trong khổ sở, chết trong oan uổng là một minh chứng hùng hồn cho những người phụ nữ - nạn nhân của chết độ kinh khủng này!
Nhưng đâu chỉ có vậy, xã hội phong kiến còn tồn tại đầy rẫy những bất công cho người phụ nữ. Thuýe Kiểu chính là nạn nhân điển hỉnh của xã hội đông tiền xẫu xa, bỉ ổi này. Kiều là một người con gái tài sắc, đang sống trong hanh phúc, "êm đềm trướng rủ màn che". Nhưng đúng là "chữ tài đi với chữ tai một vần", số phận của nàng chứa đầy bi kịch, nhiều lúc chết còn hơn sống. Mở đầu là màn bi kịch gia đình. Kiều phải chịu cảnh nhà cửa tan nát,"sạch sành sanh vét cho đầy túi tham", để rồi nàng phải dứt bỏ mối tình đầu trong sáng với Kim Trọng mà bán mình chuộc cha. Từ đó Kiều trở thành một món hàng đắt giá của bọn buôn thịt bán người, để những Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà buôn bán kiếm lời.Còn gì đau đớn hơn cho Kiều khi tuổi thanh xuân và tài sắc tuyệt thế của nàng bị đem ra cân đong,đo đếm để rồi chịu cảnh "cò kè bớt một thêm hai"của bọn con buôn xấu xa?Cả cuộc đời nàng là một thiên đoạng truờng, hành phúc đến với nàng thật vô cùng ngắn ngủi. Chuỗi ngày hạnh phúc bên Thúc Sinh của Kiều đã bị Hoạn Thư dập tắt bằng những ghen tuông, hành hạ của ả.Kiều đường đường là vợ lẽ của Thúc Sin nhưng lại chịu thân phận ngang với con ở trong nhà để hầu hạ.Nàng vốn nổi danh tài sắc nhưng nổi tiếng nhât vẫn là ngón đàn hồ cầm , thê mà nay nàng phải đánh đàn mua vui cho vợ chông Thúc Sinh, để rồi "bốn dây như khóc như than" thì thật đáng phẫn nộ.Tiếp đó, Kiều đã những tháng ngày hạnh phúc bên anh hùng Từ Hải,đựơc dịp báo ân báo oán, nhưng chuỗi ngày đó cũng lại vô cùng ngắn ngủi. Còn chuổi ngày buồn bã, nhục nhã của nàng thì thật là dài. Trong mười lăm năm lưu lạc,nàng đã phải mang một nỗi ô nhục vô cùng to lớn là hai lần làm gái lầu xanh"thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".Nàng trở thành món đồ chơi tiêu khiển cho bọn công tử , quan lại phong kiến, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho bọn chủ mối. Thật đau xót xiết bao! Cũng vì thế, Kiều đã hai lần tìm đến cái chết để mong được giải thoát.Nhưng trái với Vũ Nương, chết là rửa sạch nỗi oan, ông trời không cho Kiều chết mà bắt nàng phải sống trong nhuốc nhơ, sông một cuộc đời hèn hạ, thà chết còn hơn!
Vũ Nương cũng như Thúy Kiều cũng chỉ là hai hình tượng văn học tiêu biểu trong số hàng vạn người phụ nữ thật có số phận hẩm hiu, bạc mệnh.Dường như bất kì người phụ nữ nào trong xã hội phong kiến cũng đều phải chịu số phận bi thảm này. Chả thế mà Hồ Xuân Hương đã khái quát về thân phận người phụ nữ bằng đôi câu thơ:
"Bày nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn..."
Trong một xã hội phong kién thối nát, bất công đúng như nữ sỹ Hồ Xuân Hương nói, đâu thể có được sự bình đẳng, tự chủ cho người phụ nữ?. Họ đều phải chịu cảnh phụ thuộc vào những người đàn ông là ông chủ của xã hội bất nhân bất nghĩa này!
Hơn hai thế kỉ sau, lời kêu than của Nguyễn Du hẳn còn khiến chúng ta phải suy nghĩ về một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của người phụ nữ. Để giờ đây,chúng ta có thể cảm thông với họ,và chung tay, chung sức xây dựng nên một xã hội bình đẳng,ngập tràn hạnh phúc và tiếng cười!
Cuộc xử oán trong Kim Vân Kiều Truyện:

... Bấy giờ trong dinh bắt đầu nổi lên một tiếng trống hiệu, bọn lính tay cầm cờ mầu lam hô to lên rằng: Đem bọn phạm nhân lớp một vào hầu. Hạ Báo (một viên tướng của Từ Hải - ghi chú của Ngày Nay) liền dẫn Hoạn thị, Kế thị (tức mẹ của Hoạn Thư), Bạc Bà, Bạc Hãnh vào quỳ dưới sân.
Phu nhân bắt đầu tuyên bố tội trạng: Mụ Bạc Bà kia đẩy người vào trong cạm bẫy, còn tên Bạc Hãnh, bán người lương thiện vào nhà xướng ca. Vậy theo đúng lời thề trước của mi, lấy dao vằm nát thân thể, rồi cho ngựa ăn. Còn mụ Bạc thì đem chặt đầu bêu lên ngọn cây phía trước.
Bọn đao phủ được lệnh dạ lên một tiếng, tức thì lôi mụ Bạc Bà đem ra chặt đầu. Còn Bạc Hãnh thì dùng chiếu bó như bó củi, ngoài quấn dây thừng thật chặt, rồi hai người giữ, một người cầm cưa, cắt từ dưới chân lên đầu thành hơn 100 đoạn. Ghê thay một cái thân hình như vậy mà trong giây phút thịt nát như bùn, người coi ai cũng hoảng hồn chết ngất. Bọn đao phủ vào bẩm đã thi hành xong, phu nhân truyền đem đống thịt trộn lẫn với cỏ để cho ngựa ăn.
Kế đó, gọi đến phạm nhân họ Hoạn. Họan Thư chẳng còn hồn vía, kêu xin phu nhân tha thứ tính mạng kẻ hèn này.
Vương phu nhân rằng: Hoạn tiểu thư, nhà ngươi có nhiều mưu chước hay và cũng có gan nhẫn nại đó. Nhưng mà bất cứ việc gì cũng nên để lại chút tình, thì sau gặp gỡ khỏi ngượng. Vậy nay ngươi gặp lại ta, nhất định không thể sống được.
Hoạn Thư khấu đầu lia lịa thưa rằng: Tội của tiện thiếp thực đáng muôn chết, nhưng xin phu nhân nhớ lại trước kia phu nhân viết tờ cung trạng, làm thiếp tôi động mối tình thương, nên đã để phu nhân viết kinh trên Quan Âm Các. Rồi khi phu nhân bước ra khỏi cửa, thiếp chẳng hề đuổi theo. Cái đó đủ biết lòng riêng riêng vẫn kính yêu, chỉ vì thế bất lưỡng cập (tình thế không cho phép đứng đôi), nghĩa là không thể cắt sợi tơ tình chia lòng sủng ái, mà nó xui nên tội lỗi oan gia, dám xin phu nhân xét lại.
Vương phu nhân tỏ vẻ nghĩ ngợi một lát rồi nói tiếp: Ta đây chỉ muốn ăn thịt và lột da ngươi, để tiêu mối hận ngày trước. Nhưng giờ đây, sở dĩ ngươi được thoát chết là lúc ta đi ngươi chẳng đuổi theo, tỏ ý hé mở cửa lồng cho chim bay bổng. Nhưng còn tội sống thì ngươi không thể chối cãi được đâu. Vậy ta hỏi: Bọn sang Lâm Truy bắt ta là những tên nào? Cứ việc khai đúng sự thực, để chúng gánh bớt một phần tội lỗi cho ngươi.
Hoạn Thư cúi đầu thưa rằng: Những kẻ thi hành mưu kế dẫu là Hoạn Khuyển, Hoạn Ưng, nhưng người bầy ra mưu đó chính là tiện thiếp. Bọn chúng chẳng qua chỉ biết theo lệnh mà thôi. Nếu đem chúng ra gánh tội thay thì thiếp không nỡ.
Phu nhân rằng: Thế ra ngươi chính là phụ nữ dám nhận cả phần oan cừu vào mình đó chăng? Rồi nàng gọi quân đao phủ đem bọn Ưng Khuyển ra chém đầu để cảnh cáo những kẻ hào nô (nô bộc của phú hào) khác. Đao phủ dạ ran, lôi tuột hai tên ra chém đầu.
Phu nhân lại truyền tả hữu đem Kế thị ra nọc đánh 30 roi. Quân lính đương sắp ra tay thì Hoạn Thư ôm chầm lấy mẹ xin chịu đòn thay, và mụ quản gia (quản gia nhà mẹ Hoạn Thư, đã giúp đỡ Kiều khi nàng bị bắt về Vô Tích, và được Kiều tặng 100 lạng vàng, 2000 lạng bạc trong buổi báo ân xử oán - ghi chú của Ngày Nay) cũng vội quỳ xuống thưa rằng: Tội trạng của bà chủ tôi quả thực không thể tha thứ, vậy kẻ tớ già này xin tình nguyện thay chết cho chủ mẫu.
Phu nhân rằng: Thôi thì ta cũng nể lời mụ quản gia tha chết cho thị để mụ nhận lãnh đem đi.
Mụ quản gia tạ ơn rồi đỡ Kế thị ra ngoài dinh trại. Nhưng Kế thị năm ấy tuổi ngoài sáu mươi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa từng gặp cảnh khổ nhục bao giờ mà nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến, khổ sở biết bao, lại thấy ba quân giết người như rạ, trong khi tuổi nhiều sức yếu, mụ đã khiếp đảm chết ngay tức thì. Mụ quản gia đành ngồi một bên để trông nom thi thể.
Vương phu nhân thấy mụ quản gia đem Kế thị đi rồi, bèn truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm rồi treo lên đánh 100 trượng.
Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để chừa một cái khố, tóc bị buộc lên xà nhà. Hai tên cung nữ mỗi tên túm một tay để lôi giăng ra, hai tên khác thì cầm vọt ngựa đứng trước và sau, một tên đánh từ trên đánh xuống, một tên đánh từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn dẫy dụa kêu trời. Toàn thân chẳng còn miếng da nào lành lặn. Sau khi cung nữ báo cáo đủ 100 roi, phu nhân truyền lệnh lôi ra cho Thúc Sinh nhận lãnh.
Cung nữ vâng lệnh, cởi tóc đem Hoạn Thư xuống, lôi ra phía ngoài gọi Thúc Sinh vào nhận. Thúc Sinh tạ ơn xong nhìn đến Hoạn Thư, thấy nàng chỉ còn thoi thóp thì chàng than rằng: Em ơi, chỉ vì cái khiếu thông minh của em đó mà phải rước lấy tai vạ, cầm dao cắt thịt của mình. Rồi một mặt thu nhận thi thể Kế thị, một mặt đỡ Hoạn Thư về chạy chữa đến nửa năm trời mới khỏi.
Kế đó Sử Chiêu (một tướng khác của Từ Hải) giải bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh vào dinh.
Phu nhân hỏi: Tú Bà, mi có nhận được ta là ai không?
Tú Bà đáp: Kẻ hèn mọn này không nhận được ạ!
Phu nhân thét bảo: Mi hãy ngóc đầu lên nhìn xem ta là ai?
Quân sĩ dạ ran, túm tóc mụ kéo lật về phía sau. Bấy giờ mụ mới nhận rõ là Vương Thúy Kiều, thì luôn miệng kêu rằng: Tội của kẻ hèn mọn này thật đáng muôn lần bị chết chém. Chỉ xin phu nhân thương cho phần nào.
Phu nhân cười bảo: Lúc này mà mi còn mơ tưởng đến sự sống sao? Lời thề trước ngọn đèn trời ngày xưa hỏi đã tiêu tan thế nào được hử? Quân sĩ đâu, lôi con Tú Bà này ra, lấy dầu vông đun sôi để tẩm vào người, rồi dựng ngược cho đầu xuống đất, chân chổng lên trời, châm lửa đốt như ngọn đèn trời để làm tròn lời thề ngày trước. Mau lên!
Còn tên Mã Bất Tiến (tên thật của Mã Giám Sinh) thì kẹp chân tay vào mảnh gỗ cho căng thẳng ra, rồi rạch da và moi gân khiến cho tứ chi rời rạc, để ứng lời thề của nó. Ngoài ra, lại nấu một nồi dầu thông trộn lẫn với vỏ cây gai, đun thật sôi và lấy thùng nước lã lớn để bên, rồi đem Sở Khanh ra, lột hết áo xiêm, một người thì múc dầu thông đun sôi rưới vào mình hắn, một người thì lấy nước lạnh dội theo.
Quân sĩ được lệnh lôi ba phạm nhân ra ngoài. Tú Bà thì cuốn thành một cây sáp lớn. Phía dưới chỉ lộ cái đầu. Mã Giám Sinh thì bị căng xác. Sở Khanh bị quấn thành một thỏi sắt nguội.
Đoạn rồi phu nhân hô to: “Đốt sáp”, quân sĩ bèn châm lửa vào chân Tú Bà. Mụ mới bị châm một mồi lửa đã kêu đau ầm ĩ. Phu nhân mắng rằng: Mi cũng biết đau ư? Cớ sao ngày trước mi nỡ lòng hủy hoại da thịt người khác? Tú Bà chết ngất, không trả lời được nữa.
Kế đến Mã Giám Sinh, quân sĩ tìm chỗ chùm gân, lấy mũi dao nhọn khoét da, rồi dùng lưỡi câu móc vào đầu gân, dùng sức lôi mạnh một cái. Giám Sinh lập t******t tươi. Quân sĩ rút thêm ba bốn cái gân nữa làm cho thi thể Giám Sinh rời ra từng mảnh. Phu nhân bèn sai quẳng ra ngoài bể cho cá nóc ăn để báo lại tội bạc tình.
Còn Sở Khanh bị tẩm dầu thông và keo vỏ gai, bên trong tuy vẫn còn sống nhưng bên ngoài không cựa quậy được. Quân sĩ chạy đến bóc lột miếng vỏ gai nơi đầu ra, thì ngoài da đã bị dầu thông ăn loẽn, chẳng cần dùng sức, chỉ tuốt một cái thì lột hết da. Độ nửa giờ sau, thân thể Sở Khanh chỉ còn trơ lại một cục máu đỏ lòm nhưng vẫn còn thoi thóp. Phu nhân lại sai đem nước vôi rưới vào, tức thì toàn thân Sở Khanh nổi lên những cái mụn như là bọt nước. Rồi sau ít phút trở thành mủ, rã thịt lòi xương mà chết thê thảm...
Cuộc xử oán trong Đoan Trường Tân Thanh:
Cuộc xử oán dông dài và man rợ trong Kim Vân Kiều Truyện được cụ Nguyễn Du tóm tắt qua 42 câu thơ:
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Thoạt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?
“Đàn bà dễ có mấy tay,
“Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?
“Dễ dàng là thói hồng nhan,
“Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca,
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
“Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
“Nghĩ cho khi gác viết kinh,
“Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo,
“Lòng riêng, riêng những kính yêu,
“Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai.
“Trót lòng gây việc chông gai,
“Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?”
- “Khen cho thật đã nên rằng
“Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời,
“Tha ra thì cũng may đời,
“Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen.
“Đã lòng tri quá thì nên...”
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Tạ lòng, lạy trước sân mây,
Cửa viên lại dắt một giây dẫn vào.
Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao,
“Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta!”
Trước là Bạc Hãnh, Bạc Bà
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình, còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao thì lại cứ sao gia hình.
Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy, hồn kinh phách rời.
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người, chẳng bỏ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên, bạch nhật rõ ràng cho coi.
So sánh các đoạn trên trong Kim Vân Kiều Truyện và Đoạn Trường Tân Thanh, ta nhận thấy những điểm nổi bật sau:
- Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều tha tội hoàn toàn cho Hoạn Thư. Trong Kim Vân Kiều Truyện, Kiều tha tội chết nhưng ra lệnh đánh Hoạn Thư một cách dã man.
- Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều không sai quân sĩ bắt mẹ Hoạn Thư đem về trị tội như trong Kim Vân Kiều Truyện.
- Cụ Nguyễn Du chỉ tả cảnh xử tội Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hãnh, Bạc Bà, và Ưng, Khuyển một cách vắn tắt chứ không chi tiết và tàn nhẫn như trong Kim Vân Kiều Truyện. Qua ngòi bút của cụ Nguyễn Du, chúng ta cảm thấy đồng tình với Kiều khi nàng tha bổng Hoạn Thư nên không phê phán nàng nặng nề khi nàng trả thù những nhân vật khác. Trái lại, khi đọc Kim Vân Kiều Truyện, có lẽ người đọc phải chau mày và có ý niệm chán ghét Kiều trước cách trừng trị dã man, tàn bạo, thiếu nhân tính nàng áp dụng đối với kẻ thù.
Ngoài phần xử oán vừa kể, trong toàn bộ câu chuyện, rất nhiều lần cụ Nguyễn Du đã loại bỏ những sự kiện có hại đến nhân phẩm của Thúy Kiều, và cả của các nhân vật quan yếu trong Kim Vân Kiều Truyện như Từ Hải và Kim Trọng. Điều này là một trong những yếu tố khiến chúng ta yêu thương những nhân vật này hơn.
Khi viết Đoạn Trường Tân Thanh, ngoài việc lược bỏ những đoạn hoặc rườm rà hoặc không cần thiết trong Kim Vân Kiều Truyện, cụ Nguyễn Du đã chứng tỏ biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ qua những đoạn tả cảnh, tả tình, tả tình trong cảnh, tả cảnh trong tình; cũng như đã thành công trong việc miêu tả nhân vật và tô đậm cá tính nhân vật với chỉ vài câu thơ. Thêm nữa. cụ cũng đã trang bị cho các nhân vật một đời sống nội tâm phong phú với những suy tư, những khao khát, những rung động phù hợp với con người của họ theo từng hoàn cảnh của câu chuyện. Đây là những điều Thanh Tâm Tài Nhân đã thiếu xót khi sáng tác Kim Vân Kiều Truyện.
Chính tài nghệ của cụ Nguyễn Du đã cắt nghĩa được tại sao hai tác phẩm kể cùng một câu chuyện lại có hai số phận khác nhau. Một bên nhanh chóng chìm vào quên lãng ngay chính trên quê hương của nhân vật trong truyện, một đằng vừa xuât hiện đã được quần chúng mở rộng vòng tay đón nhận và trở thành tác phẩm bất hủ của dân tộc.

Tài Sản của zkofd8
Tài sản
Tài sản:

Về Đầu Trang Go down
 

Truyện thuý kiều

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Tâm trạng Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
» Em hãy giải thích và chứng minh nhận định: “Truyện Kiều tố cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp lên con người lương thiện một cách tàn nhẫn.”
» Búp bê kiểu Mỹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♀♂♥ღஐ:._ (Lê Tấn Bê secondary school) _.:ღஐ♥♀♂ :: NỐI VÒNG TAY LỚN :: CHUYỆN TRƯỜNG – CHUYỆN LỚP :: Học tập :: Xã hội :: Văn-
Chuyển đến